VỎ XE RADIAL VS BIAS-PLY: ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM
Mục lục nội dung:
Trong thế giới đua xe, xe moóc, và thậm chí cả xe máy, chúng ta vẫn thường bắt gặp loại vỏ bias, thế nhưng nó nhanh chóng bị thay thế bởi vỏ radial. Vậy tại sao lại có sự thay đổi này? => Sự khác biệt lớn nhất giữa 2 loại vỏ trên bởi chính cấu trúc sợi bố tạo nên khung xương bên trong của vỏ. Vật liệu sợi dây cũng sẽ tạo nên các tính năng khác nhau của vỏ.
Về cách thức đan lớp sợi tạo khung vỏ khác nhau, có thể xem trên hình dưới đây:
Sau đây chỉ đề cập tới ưu và nhược điểm của 2 loại vỏ này.
I) Vỏ có sợi tỏa tròn (Radial tires):
Vỏ radial đã được phát minh từ lâu, với bằng sáng chế vỏ xe có từ năm 1915 của Arthur Savage ở San Diego, California (bằng sáng chế hết hạn vào năm 1949). Tên gọi dạng tỏa tròn từ tâm của vỏ cũng xuất phát từ đây => Radial Tires (Vỏ có bố tỏa tròn).
Tại Pháp, Michelin đã thiết kế, phát triển, và được cấp bằng sáng chế và thương mại hóa cho một thiết kế vỏ radial bởi nhà nghiên cứu Marius Mignol, vào năm 1946 và vỏ radial của Michelin X đã được lắp đặt làm vỏ tiêu chuẩn của nhà máy cho Citroen 2CV năm 1948..
Vỏ radial tiêu chuẩn nhà máy đầu tiên dành cho Hoa Kỳ được ghi nhận cho chiếc Lincoln Continental Mark III 1970. Chúng được công bố ở tạp chí “Consumer Reports” phát hành vào tháng 8 năm 1968 với ghi nhận: có tuổi thọ vỏ tốt hơn, đặc tính lái tốt hơn và lực cản lăn ít hơn.
Điều làm cho vỏ radial vượt trội hơn so với vỏ bias (ngoài khả năng chịu tải cao) là các sợi radial cho phép uốn dẻo tốt hơn. Nó làm cho vỏ hoạt động giống như một chiếc lò xo và cải thiện sự thoải mái khi lái xe đường sốc với tải trọng tăng lên. Vỏ Radial có tuổi thọ cao hơn vì độ uốn cần thiết dễ dàng hơn so với lớp bias, điều này sẽ chống lại và bắt đầu làm vỏ quá nóng. Do có dạng xuyên tâm và sử dụng ít cao su hơn, bạn có thể chạy trên bề mặt vỏ rộng hơn và phẳng hơn nhiều.
Góc nghiêng và xếp lớp của vỏ Radial
Loại vỏ này có đặc điểm: có các rãnh ở dạng 90 độ so với hướng di chuyển từ sợi này sang sợi khác (Các đai thép (lớp đệm trên mặt vỏ) vuông góc với lớp sợi tỏa tròn). Điều này cho phép thành bên và mặt vỏ hoạt động độc lập, do vậy có độ uốn thành bên thấp và cho phép nó có khả năng cho sự tiếp xúc với mặt đất nhiều hơn. Ngoài ra nó có các ưu và nhược điểm sau:
Ưu điểm:
1. Vỏ thoát nhiệt tốt khi chạy ở tốc độ cao với trạng thái có tải nên bền hơn;
2. Lớp sợi giúp cấu trúc xương của vỏ cứng hơn, khả năng chống bị đâm thủng vỏ cao hơn;
3. Mặt vỏ tiếp xúc đều với mặt đường hơn khiến khả năng bám tốt hơn, hoa vỏ mòn đều hơn;
4. Mặt vỏ rộng (do sử dụng ít cao su) khiến vết bánh xe lớn hơn, tính điều khiển tốt hơn và xe chạy ổn định hơn (đặc biệt ở tốc độ cao).
5. Vỏ cho lực cản lăn thấp do vậy tiết kiệm nhiên liệu hơn.
6. Đối với đường địa hình, vỏ radial cung cấp độ uốn dẻo tốt hơn và bám nhiều hơn trên đá và cát so với vỏ Bias.
Nhược điểm:
1. Cấu trúc lớp sợi kim loại khiến vỏ có khối lượng nặng hơn, cứng hơn, kém êm dịu;
2. Khả năng bảo vệ thành bên của vỏ kém;
3. Vỏ cứng nên ồn hơn.
=> Vỏ Radial là sự lựa chọn phù hợp cho nhiều chủng loại xe với những ưu thế nổi trội. Ngoài ra, ở các cuộc đua xe hiện nay, xu hướng sử dụng vỏ tỏa tròn Radial nhiều hơn là vỏ Bias, vì những ưu điểm dành cho cảm giác lái và đặc tính của vỏ xe tốt hơn.
II) Vỏ có sợi đan chéo (Bias/Diagonal tires):
Vỏ BIAS có các rãnh đan chéo nhau khi chúng nằm chồng lên nhau. Vì vậy, một lớp sẽ nằm theo một đường chéo (từ 30- 40 độ so với hướng di chuyển) trong khi lớp kia sẽ nằm theo hướng ngược lại và sẽ tạo ra dấu "X". Ta cũng có thể nhận thấy rõ việc có nhiều lớp trong một vỏ bias là điều bình thường, thường là 4, 6, 8, hoặc thậm chí 10 lớp.
Tuy nhiên, hầu hết vỏ BIAS sẽ thường là loại 4 lớp. Vỏ bias cũng sử dụng nhiều cao su hơn vỏ Radial. Đây là cách mà vỏ xe đã được thực hiện từ những năm 1930 cho đến những năm 1970. Được biết, một số chiếc xe cuối cùng ra mắt với loại vỏ bias này là vào hoặc khoảng năm 1974.
Góc nghiêng và xếp lớp của vỏ Bias
Ưu điểm:
1. Do thành bên vỏ cấu trúc đan chéo khiến chúng chịu tải tốt hơn đặc biệt theo phương ngang;
2. Khi đi trên đường mấp mô, ô tô di chuyển êm hơn loại vỏ Radial (ở tốc độ thấp);
3. Cấu trúc vỏ đơn giản hơn khiến giá thành hạ hơn vỏ Radial.
4. Nó có thể kéo tỏa tròn làm cho độ uốn các thành bên có độ bền hơn.
5. Khả năng chống cắt, thủng cao hơn do làm từu nhiều cao su.
Nhược điểm:
1. Sự mài mòn vỏ diễn ra nhanh hơn;
2. Lực cản lăn lớn, điều này sẽ làm tăng tiêu hao nhiên liệu;
3. Dưới sự tác dụng của lắc ngang sẽ có thể làm giảm khả năng kéo của bánh xe khi quay vòng (ảnh hưởng cũng từ việc vỏ làm nhièu cao su).
4. Thay thế, bảo dưỡng và đảo vị trí vỏ khi bị mòn sẽ gặp khó khăn. Mặc dù việc đảo vỏ là không cần phải theo trật tự định hướng, nhưng sẽ có cách xoay vỏ bias riêng để bảo dưỡng nó tốt hơn.
5. Vỏ Bias phù hợp hơn với các xe có tốc độ thấp, ví dụ xe tải có tải trọng lớn, các xe địa hình, các xe công trình chở máy móc thiết bị.