TIẾN ĐẾN TƯƠNG LAI: XU HƯỚNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2025-2030
Mục lục nội dung:
Ngành Công nghiệp ô tô đang trải qua một sự chuyển đổi lớn qua đó, sẽ thay đổi cách mà chúng ta di chuyển, du lịch và sinh sống. Những Công nghệ mới, sở thích của người tiêu dùng, và những qui định về vấn đề môi trường đang dẫn dắt sự phát triển của những phương tiện mới, dịch vụ và cả mô hình kinh doanh nữa.
Những thay đổi này đang tạo ra những cơ hội mới và cả những thách thức cho các doanh nghiệp, cũng như người tiêu dùng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những xu hướng quan trọng của ngành công nghiệp ô tô sẽ định hình tương lai của việc dịch chuyển trong những năm sắp tới.
I. ĐIỆN KHÍ HOÁ: NGUỒN CUNG NĂNG LƯỢNG CHO TƯƠNG LAI DỊCH CHUYỂN.
Một trong những xu hướng nổi bật nhất của ngành công nghiệp ô tô là điện khí hoá phương tiện. Xe điện (EV) sẽ là những phương tiện chạy bằng điện thay thế cho xăng và dầu. Chúng có pin dự trữ năng lượng và mô tơ điện để cấp năng lượng cho các bánh xe. EV thân thiện với môi trường hơn, bởi chúng không tạo ra khí thải và giảm phát thải khí nhà kính khiến khí hậu trái đất nóng lên. Chúng cũng sẽ tiết kiệm chi phí hơn, vì chi phí bảo dưỡng cũng như nhiên liệu thấp hơn hẳn.
Thực tế là nhu cầu xe điện đang tăng lên nhanh chóng, bởi vì người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến những vấn đề môi trường hơn cũng như những lợi ích kinh tế của xe điện. Theo báo cáo của BloombergNEF, EV sẽ chiếm khoảng 31% doanh số bán xe toàn cầu trong năm 2025, và chiếm 58% vào khoảng năm 2040. Sự phát triển của EV cũng được thúc đẩy bởi những chính sách ưu đãi của chính phủ, chẳng hạn như trợ cấp, tín dụng, thuế cũng như những điều luật, qui định, sẽ khuyến khích việc vận dụng xe điện cũng như phát triển hạ tầng các trạm sạc, công nghệ sạc. Ví dụ: Liên minh các quốc gia Châu Âu – EU - đặt mục tiêu giảm khí thải CO2 từ những xe ô tô mới xuống 37.5% vào năm 2030 và đạt mức trung hoà cacbon vào năm 2050.
Sự phát triển của EV sẽ có tác động lớn đến việc kinh doanh, từ các nhà sản xuất xe đến các nhà cung cấp năng lượng và những doanh nghiệp làm hạ tầng. Những nhà sản xuất ô tô sẽ phải đầu tư và công nghệ xe điện, như là pin, động cơ cũng như phần mềm, và cạnh tranh với những tân binh mới tham gia ngành ô tô như Tesla, BYD, Vinfast,… những tên tuổi có chỗ đứng khác vững chắc trong thị trường xe điện thế giới, khu vực và trong nước. Các nhà cung cấp năng lượng sẽ phải tăng cường cung cấp năng lượng tái tạo và quản lý nhu cầu cũng như việc phân phối điện. Những Doanh nghiệp làm hạ tầng sẽ phải xây dựng và duy trì các trạm sạc và mạng lưới, và tích hợp chúng với lướn điện và phương tiện thông minh.
Tương lai của Công nghệ xe điện sẽ đem đến nhiều đổi mới và cả những thách thức. Một số khu vực sẽ chứng kiến sự phát triển hơn nữa bao gồm công nghệ pin, cái sẽ cải thiện hiệu suất hoạt động, phạm vi và cả chi phí của xe điện nữa; hạ tầng sạc điện, cái sẽ mở rộng tính khả dụng sẵn có, khả năng tiếp cận và tốc độ sạc; và Xe điện – EV - tự hành, sẽ kết hợp những lợi ích của xe điện và ô tô tự lái.
II. LÁI XE TỰ ĐỘNG: ĐỊNH NGHĨA LẠI TRẢI NGHIỆM LÁI
Một xu hướng lớn khác trong ngành công nghiệp ô tô đó là công nghệ lái tự động (AD – Autonomous Driving). Công nghệ AD là công nghệ cho phép xe có thể tự lái mà không cần sự can thiệp của con người. Nó sử dụng sensor - cảm biến, camera – máy ảnh, rada – máy rà quét, lidar – máy radar có sử dụng laser và phần mềm cảm biến với môi trường, lập kế hoạch lộ trình và kiểm soát phương tiện. Công nghệ AD rất tiềm năng đối với cách mạng hoá ngành giao thông vận tải, nó giúp tăng độ an toàn, hiệu quả và sự tiện lợi.
Có nhiều mức độ khác nhau của AD, xếp hạng từ mức độ 0 (tức không có tự động) đến mức 5 (tự động hoàn toàn). Những mẫu xe hiện tại đang ở mức độ 1 (mức hỗ trợ lái) hoặc 2 (mức tự động từng phần), có nghĩa là người lái vẫn phải giám sát phương tiện và can thiệp khi cần thiết. Tuy nhiên, có một số phương tiện đã ở mức độ 3 (tự động có điều kiện) hoặc thậm chí 4 (mức độ tự động cao), ở mức này phương tiện có thể tự lái trong một số điều kiện và hoàn cảnh nhất định. Mục tiêu sau cùng là đạt được mức độ 5 (tự động hoàn toàn), ở mức 5 phương tiện có thể tự lái trong bất kỳ tình huống và môi trường nào.
Sự phat triển của Công nghệ AD được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố, chẳng hạn như sự tiến bộ của công nghệ, nhu cầu người sử dụng và những qui định hỗ trợ. Theo báo cáo của McKinsey, thị trường toàn cầu của công nghệ AD sẽ đạt con số 556 tỉ usd trong năm 2026 và 15% xe mới bán ra sẽ được tự động hoá cao vào năm 2030. Việc ứng dụng công nghệ AD cũng được hỗ trợ bởi các chính sách của chính phủ, chẳng hạn như Tài liệu về Xe tự động 4.0 của Bộ GTVT Hoa Kỳ, cung cấp những hướng dẫn và nguyên tắc để tích hợp công nghệ AD một cách an toàn và hiệu quả.
Tác động của Công nghệ AD đến các doanh nghiệp khá là sâu sắc, bởi chúng tạo ra những cơ hội cũng như thách thức. Các nhà sản xuất ô tô phải đầu tư vào công nghệ AD, như là cảm biến, phần mềm, và trí thông minh nhân tạo, đồng thời hợp tác với các công ty công nghệ, như Google, Uber, và Amazon, nơi cũng đang phát triển công nghệ AD. Những công ty công nghệ sẽ phài tận dụng chuyên môn của mình trong lịch vực data, dữ liệu đám may và máy học, và cạnh tranh với các nhà sản xuất ô tô như Tesla, nơi cũng đang phát triển công nghệ AD. Các dịch vụ gọi xe ở Mỹ như Lyft và Didi, sẽ phải thích ứng với bối cảnh về sự dịch chuyển đang thay đổi, từ đó cung cấp những dịch vụ mới, như là taxi và giao hàng tự động.
Tương lai của Công nghệ AD sẽ mang đến những thay đổi và thách thức mới. Một số khu vực sẽ chứng chứng kiến sự phát triển hơn nữa gồm khung pháp lý, cái sẽ phải giải quyết những vấn đề pháp lý và đạo đức của công nghệ AD, như là trách nhiệm pháp lý, quyền riêng tư và bảo mật, sự chấp nhận của công chúng, nó sẽ phải vượt qua những rào cản về mặt tâm lý và xã hội để có thể tin tưởng mà sử dụng công nghệ AD, và những yêu cầu về hạ tầng, thứ sẽ hỗ trợ sự giao tiếp và kết hợp của các phương tiện AD, như là từ xe đến xe (V2V) và từ xe đến những công nghệ hạ tầng (V2I).
III. KẾT NỐI: CUỘC CÁCH MẠNG CỦA XE ĐƯỢC KẾT NỐI
Một xu hướng quan trọng khác của công nghiệp ô tô là sự kết nối các phương tiện. Sự kết nối này chính là khả năng các phương tiện có thể kết nối với internet và các thiết bị khác, như điệm thoại thông minh, nhà thông minh, đô thị thông minh. Sự kết nối cho phép phương tiện có thể truy cập và chia sẻ thông tin, như là tình hình giao thông, thời tiết, giải trí, và điều hướng. Sự kết nối cũng giúp tăng tính an toàn, tiện lợi và cá nhân hoá trải nghiệm lái xe.
Nhu cầu của việc kết nói đang gia tăng, khi người tiêu dùng mong muốn nhiều tính năng và dịch vụ hơn từ chiếc xe họ sở hữu. Theo báo cáo bởi PwC, thị trường toàn cầu cho những dịch vụ dành cho xe được kết nối sẽ đạt 155.9 tỉ USD vào năm 2022 và 98% xe mới bán ra sẽ được kết nối vào năm 2026. Sự tăng trường của kết nối cũng được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ, như công nghệ 5G, điện toán đám mây, và trí thông minh nhân tạo, những thứ này sẽ giúp cho việc giao tiếp và xử lý dữ liệu được nhanh hơ, tin cậy hơn và thông minh hơn.
Tác động của kết nối lên các doanh nghiệp là đáng kể, bởi vì nó sẽ tạo ra những cơ hội cũng như thách thức mới.Các công ty viễn thông sẽ phải tham gia vào đây để cung cấp hạ tầng cho hệ sinh thái các ô tô có tính năng kết nối, và cạnh tranh với những anh lính mới như Apple, Google, những đơn vị cũng đang phát triển nền tảng kết nối. Các nhà làm xe sẽ tích hợp những tính năng kết nối và dịch vụ vào sản phẩm của mình và hợp tác với các công ty công nghệ như Amazon, Sportify, Nexflix, những công ty đang cung cấp những ứng dụng và nội dung kết nối. Các nhà sản xuất phần mềm sẽ sáng tạo và cập nhật các ứng dụng, phần mềm của mình những thứ có thể chạy trên nền tảng của ô tô được kết nối, đồng thời đảm bảo tính bảo mật và khả năng tương thích của chúng.
Tương lai của kết nối cũng sẽ mang đến những thay đổi cùng những thách thức mới. Ở một số nơi, chúng ta có thể chứng kiến những sự phát triển mạnh mẽ bao gồm quyền riêng tư dữ liệu, cái sẽ giải quyết những mối quan tâm và qui định về thu thập, dự trữ và sử dụng dữ liệu được tạo bởi những chiếc ô tô được kết nối; an ninh mạng, thứ sẽ bào vệ những chiếc xe được kết nối không bị hack, không bị nhiễm những phần mền độc hại và tấn công mạng; và rồi giao tiếp từ phương tiện đến mọi thứ (V2X), nó sẽ giúp cho những chiếc xe được kết nối có khả năng giao tiếp với các phương tiện khác, với cơ sở hạ tầng, với người đi bộ và những thiết bị khác, từ đó tạo dựng hệ thống di chuyển hiệu quả và an toàn hơn.
IV. TÁC ĐỘNG ĐẾN DOANH NGHIỆP: ĐIỀU HƯỚNG BỐI CẢNH CHO NGÀNH Ô TÔ
Khi điện khí hoá, lái tự động và sự kết nối cùng hội tụ sẽ tạo ra sự tác động mạnh mẽ đến bối cảnh của ngành ô tô, bởi vì nó sẽ tạo ra những thách thức và cơ hội mới cho các doanh nghiệp. Để thành công trong ngành công nghiệp ô tô đang “tiến hoá”, doanh nghệp buộc phải vận dụng với những chiến lược sau:
1. Đổi mới: doanh nghiệp cần mạnh dạng đầu tư và mãng nghiên cứu và phát triển (R&D). đồng thời nắm bắt những công nghệ và xu thế mới, để duy trì vị trí dẫn đầu trong cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu thay đổi của người tiêu dùng. Đổi mới cũng sẽ giúp cho doanh nghiệp làm cho mình khác biệt so với số khác, đồng thời tạo ra những giá trị cho khách hàng và những đối tác liên quan.
2. Hợp tác: doanh nghiệp cần hợp tác cùng nhau, ra khỏi ngành và lĩnh vực, để tận dụng điểm mạnh và năng lực của nhau, tạo nên sức mạnh hiệp lực và mối quan hệ đối tác. Hợp tác cũng sẽ giúp cho doanh nghiệp thâm nhập vào những thị trường mới, tiếp cận những khách hàng và chi sẻ những rủi ro cùng chi phí.
3. Thích ứng: doanh nghiệp cần thích ứng với những điều kiện thay đổi của thị trường và sở thích của khách hàng, đồng thời linh hoạt và nhạy bén trong điều hành và đề ra các chính sách. Sự thích ứng cũng sẽ giúp các doanh nghiệp đối phó với những điều bất thường và gián đoạn gây nên bởi những xu thế lớn của ngành ô tô, và nắm bắt những cơ hội được tạo ra từ chúng.
Một số ví dụ về những doanh nghiệp thành công nhờ vận dụng những chiến lược này là:
- Tesla: Tesla là nhà đổi mới hàng đầu trong ngành ông nghiệp ô tô, bời vì họ tiên phong trong việc phát triển và sản xuất xe ô tô điện và tự động, đồng thời tạo dựng nền tảng cho lòng trung thành và đam mê của khách hàng.
Không những vậy, Tesla cũng hợp tác với những công ty khác, như Panasonic., để sản xuất pin và tấm năng lượng mặt trời, và với SpaceX, để phóng Tesla Roadster vào không gian. Tesla cũng thích ứng với những thách thức của thị trường, chẳng hạn như sự khan hiếm của chip ô tô và sự cạnh tranh từ những nhà sản xuất ô tô khác, bằng cách cải thiện hiệu quả và chất lượng sản phẩm, cùng việc mở rộng danh mục sản phẩm và hiện diện trên toàn cầu.
Tesla Roadster in Space
- Uber: Uber là gã đột phá hàng đầu trong ngành công nghiệp ô tô, vì họ chuyển đổi lĩnh vực vận tải với dịch vụ gọi xe và giao hàng, đồng thời tạo ra một nền tảng cho hàng triệu tài xế và người đi xe. Uber cũng hợp tác với những doanh nghiệp khác như Volvo, Toyota và Hyundai, để phát triển và kiểm tra xe tự động, với Amazon, để cung cấp dịch vụ giao hàng tạp hoá
Uber cũng tương thích với những thay đổi của thị trường, như những áp lực về mặt pháp lý và đại dịch vừa rồi, bắng cách đa dạng hoá các dịch vụ của mình, như Uber ăn uống, Uber vận chuyển hàng hoá, Uber sức khoẻ và bằng cách tăng cường những biện pháp an toàn và bền vững.
- BMW: BMW là người chơi hàng đầu trong ngành Công nghiệp ô tô, vì họ có thể duy trì danh tiếng và vị trí như một nhà sản xuất xe sang thượng hạng, đồng thời tạo được lòng trung thành và thoả mãn từ khách hàng. BMW cũng hợp tác với những công ty khách, như Daimler, để tạo ra liên doanh cho các dịch vụ di động, và với Microsoft, để tạo ra một nền tảng sản xuất mở rộng. BMW cũng thích ứng với xu hướng của thị trường, như là nhu cầu về xe điện kết nối, bằng cách đưa ra model i và ConnectedDrive (lái kết nối), đồng thời mạnh dạng đầu tư vào đổi với và số hoá.
V. ĐỊNH HÌNH TƯƠNG LAI CỦA TÍNH DI ĐỘNG: NHỮNG TRỞ NGẠI VÀ CƠ HỘI
- Những xu hướng lớn trong ngành ô tô sẽ không chỉ ảnh hưởng đến ngành công nghiệp này, mà còn ảnh hưởng đến cả xã hội và môi trường, vì chúng sẽ gây ra những trở ngại cũng như là cơ hội. Một số những nguy cơ tiềm ẩn đó là:
- Dịch chuyển nghề nghiệp: những xu hướng lớn trong ngành ô tô sẽ ảnh hưởng đến việc làm và kỹ năng của hàng triệu công nhân, bởi vì chúng tạo ra những công việc mới và loại bỏ những công việc cũ. Ví dụ, việc sử dụng xe chạy điện và tự hành sẽ giảm đi nhu cầu cần tài xế, thợ máy và nhân viên trạm xăng dầu, nhưng nó sẽ gia tăng nhu cầu kỹ sư phần mềm, phân tích dữ liệu và người vận hành các trạm sạc. Công nhân sẽ phải thay đổi và nâng cao kỹ năng của mình để thích ứng với những thay đổi của thị trường lao động.
- Những thách thức về cơ sở hạ tầng: những xu hướng lớn trong ngành ô tô sẽ đòi hỏi sự phát triển và bảo trì cơ sở hạ tầng mới và hiện hữu, như đường xá, cầu, bãi đậu xe và trạm sạc, để hỗ trợ cho những chế độ và dịch vụ di chuyển mới. Cơ sở hạ tầng cũng cần phải thông minh và kết nối được, để cho phép thực hiện giao tiếp và phối hợp giữa phương tiện và người dùng. Cơ sở hạ tầng sẽ yêu cầu đáng kể việc đầu tư cũng như hoạch định từ khu vực công và tư nhân.
- Cân nhắc về đạo đức: những xu hướng mới của ngành ô tô sẽ đặt ra những câu hỏi về đạo đức và những tình huống tiến thoái lưỡng nan, như ai sẽ chịu trách nhiệm sự an toàn và bảo mật cho phương tiện người dùng, làm sao bảo vệ được quyền riêng tư và dữ liệu của người dùng, cách nào để đảm bảo sự công bằng và khả năng tiếp cận của các dịch vụ di động. Các vấn đề về đạo đức sẽ đòi hỏi sự tham gia và đối thoại của các bên liên quan, như là chính phủ, các doanh nghiệp và người tiêu dùng, để từ đó thiết lập những chuẩn. mực và giá trị cho tương lai của tính di động
Vậy đâu là những cơ hội tiềm năng? Đó là:
1. Mô hình kinh doanh mới: những xu hướng lớn trong ngành ô tô sẽ tạo nên những mô hình kinh doanh mới cùng những nguồn doanh thu mới, như khi sự di chuyển được xem như là 1 dịch vụ (MaaS), xe cộ như là một dịch vụ (VaaS), và dữ liệu cũng được xem như là mộ dịch vụ (DaaS), khi đó nó sẽ mang đến những xu hướng, những trải nghiệm mới hơn, tối ưu hơn cho người sử dụng. Mô hình kinh doanh mới cũng sẽ tạo nên những thị trường và khác hàng mới, như là người già, người khuyết tật, người ở thôn quê, họ sẽ có được hưởng lợi khi việc tiếp cận và chi trả cho chuyện đi lại ngày càng dễ dàng hơn.
2. Chất lượng cuộc sống được cải thiện hơn: những xu hướng lớn trong ngành ô tô giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và người dùng, chúng sẽ nâng cao tính an toàn, tiện lợi và thoải mái cho chuyện đi lại. Người sử dụng tiết kiệm được thời gian, tiền bạc, và cả sức lực, từ đó họ có thể hứng thú hơn với những lựa chọn vui chơi, giải trí, tiêu khiển, vì họ có nhiều lựa chọn và kiểm soát sự dịch chuyển của mình nhiều hơn. Người sử dụng sẽ cải thiện được sức khoẻ, sản khoái hơn, đỡ bị căng thẳng hơn, ít có những tai nạn rình rập, và cả sự ô nhiễm cũng ít hẳn đi, họ có thể tham gia nhiều hoạt động thể chất và xã hội hơn, họ có nhiều dịp để đi bộ, đạp xe và thương tác hay tám chuyện với người khác hơn.
3. Lợi ích môi trường: những xu hướng lớn của ngành ô tô cũng sẽ có lợi cho môi trường hơn, nó giúp giảm hiệu ứng khí thải nhà kính, và tiêu hao nhiên liệu hoá thạch, nó giúp tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo và tính hiệu quả của phương tiện. Môi trường cũng sẽ tốt hơn khi giảm đi sự tắc nghẽn, tiếng ồn, đồng thời chất lượng không khí được cải thiện và sự đa dạng sinh học, vì khi ấy xe cộ sẽ giảm đi tác động đến tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái.