NỔ VỎ vs TRÓC LỘT MẶT VỎ - CÁI NÀO NHUY HIỂM HƠN?
Mục lục nội dung:
Đi xa và nhanh, nhất là thời điểm nắng nóng, có thể tiềm ẩn những nguy cơ về vỏ xe có thể ảnh hưởng đến sự an toàn, thoải mái và thậm chí có thể gây nguy hiểm!
Hai rủi ro phổ biến nhất trong số này là NỔ VỎ và TRÓC/LỘT MẶT VỎ. Nó xảy ra bất thình lình, không biết trước nên có thể khiến chúng ta luống cuống, hốt hoảng dễ dẫn đến cách xử lý tình huống ngoài ý muốn.
Mặc dù chúng ta không thể kiểm soát hết được các yếu tố liên quan đến tình trạng vỏ xe bị xẹp, dẫn đến NỔ hay TRÓC/LỘT MẶT VỎ, nhưng chúng ta có thể phòng tránh được hay xử lý một cách an toàn những vấn đề tiếp theo nếu biết phải làm gì trong trường hợp khẩn cấp nếu chẳng may nó xảy ra. Vì vậy, chúng ta hãy hít một hơi thật sâu và xem mọi điều chúng ta cần biết về các hiện tượng NỔ hay TRÓC/LỘT MẶT VỎ này nhé!
NỔ VỎ CÓ KHÁC VỚI TRÓC MẶT VỎ KHÔNG? và CÁI NÀO “ỚN” HƠN?
Thông thường, người lái xe biết họ bị NỔ VỎ (hoặc TRÓC/LỘT MẶT VỎ) khi ĐỘT NGỘT có một tiếng động lớn, vụ nổ xảy ra, theo sau đó là tiếng vỗ “bập bập …” hoặc tiếng mài “rần rần, lụp cụp …” phát ra từ phía trước hoặc phía sau xe. Nhưng vỏ bị TRÓC/LỘT MẶT VỎ không phải là một vụ NỔ VỎ!
-
NỔ VỎ xảy ra khi không khí ở bên trong vỏ bị thoát “thổi” ra ngoài theo đúng nghĩa đen của nó. Một vụ nổ vỏ có thể tạo ra một lực đột ngột, kéo xe về phía bên có vỏ bị nổ là làm giảm tốc độ đột ngột, do vành bánh xe tương tác ngay với mặt đường.
-
Còn vỏ bị TRÓC/LỘT MẶT VỎ xảy ra khi mặt vỏ tách khỏi phần còn lại của vỏ trong khi phần thân vỏ vẫn duy trì không khí bên trong. Hiện tượng TRÓC/LỘT MẶT VỎ chỉ ảnh hưởng nhẹ đến tốc độ của xe và lực kéo ở bên vỏ bị sự cố so với NỔ VỎ. Nhưng với vỏ bị TRÓC/LỘT MẶT VỎ, xe sẽ mất đi lực bám ở bên dưới phần vỏ bị TRÓC/LỘT MẶT VỎ.
-
Nếu vỏ bị TRÓC/LỘT MẶT VỎ ở trục trước, không cần phải thắng và lái, nó sẽ kéo xe về bên phía vỏ bị sự cố theo cấp số nhân.
-
Nếu vỏ bị TRÓC/LỘT MẶT VỎ ở trục sau, lực kéo của vỏ xe sẽ tăng lên khi đang bị tróc mặt và nó làm thay đổi nhẹ hướng di chuyển.
-
Như vậy, TRÓC/LỘT MẶT VỎ thực sự là nguy hiểm hơn cả NỔ VỎ đấy bạn nhé!
Tuy nhiên, so với NỔ VỎ thì TRÓC/LỘT MẶT VỎ hiếm xảy ra hơn. Đa số tài xế có được kinh nghiệm bản thân hoặc hiểu biết từ “sách vở” về cách cần làm gì khi xảy ra hiện tượng TRÓC/LỘT MẶT VỎ, nhưng hầu như 99.9% người lái xe không hề có thông tin về cách xử lý như thế nào trong trường hợp này. Cho dù là những lực tác động lên xe trong trường hợp TRÓC/LỘT MẶT VỎ phức tạp hơn nhiều so với NỔ VỎ.
Trường hợp vỏ tróc/lột mặt hiếm thấy, nhưng khi xảy ra nó lại rất nguy hiểm.
ĐIỀU GÌ KHIẾN CHO VỎ BỊ NỔ HAY TRÓC MẶT?
1. NỔ VỎ - BLOWOUT
Một quan niệm sai lầm phổ biến về NỔ VỎ là do áp suất bên trong quá lớn gây ra. Nhưng trên thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Hiện tượng NỔ VỎ thường xảy ra do THIẾU ÁP SUẤT bên trong - NON HƠI, khiến cao su bị biến dạng vượt quá giới hạn đàn hồi. Điều này làm cho cao su quá NÓNG, nhiệt nội sinh tăng cao, do đó làm mất liên kết với lớp vải bố bên trong và cốt thép.
Vỏ sử dụng các dải thép bên trong mặt vỏ cao su để tạo độ bám dính và độ bền, đồng thời giữ các thành phần của Vỏ lại với nhau. Phần đệm chêm của vỏ là một dải cao su hình tam giác hoặc dạng hình “nêm” chạy dọc chêm toàn bộ hai đầu mép đai thép của Vỏ. Vai trò của nó là tạo ra một tấm chắn - hoặc vùng đệm - giữa các dải kim loại để tạo nên độ bền cho vỏ cùng phần hông cao su của vỏ để giữ tất cả chúng lại với nhau. Khi quá nóng, các thành phần đều trở nên rệu rã, sự liên kết giữa các thành phần này trở nên kém hẳn, và khi ấy vỏ xe cũng sẽ suy yếu.
Một vết rách có kích thước đáng kể gây ra hiện tượng mất hơi nhanh một cách đột ngột, hay một lỗ thủng không được phát hiện hoặc bị vá cẩu thả sẽ khiến cho vỏ xe bị mất hơi từ từ. NỔ VỎ thường do bởi bất cứ điều gì khiến cho không khí bị thoát ra khỏi vỏ xe, nó sẽ dẫn đến xe không còn được hỗ trợ nữa.
2. TRÓC/LỘT MẶT VỎ - DETREAD:
Vỏ bị tróc mặt ban đầu có thể xảy ra ở một vài chỗ.
Vỏ được cấu tạo với lớp cao su lót bên trong lòng, các lớp bố ở thân vỏ, đai thép và mặt gai vỏ (cả thành lốp). Vết bong tróc là kết quả của sự xâm nhập một thời gian dài của không khí từ một khoảng bóc tách rất nhỏ giữa bốn tầng bố của vỏ. Sự bóc tách có thể bắt đầu giữa các đai thép - hầu hết các vỏ xe đều có hai đai, nó cũng có thể ở vị trí giữa các lớp bố và lớp đai thép đầu tiên.
Bất kể vị trí hoặc nó bắt đầu bị như thế nào, không khí ở trong vết bong tróc sẽ di chuyển (bị ép, nén) về phía áp suất cao hơn hoặc tìm cách thoát bên ngoài vỏ. Khi chỗ bong tróc này ngày càng lớn, liên kết giữa các bộ phận này của vỏ xe ngày càng tệ đi.
Cụ thể là khi liên kết giữa các đai thép không còn, chúng sẽ bắt đầu bong ra. Cụ thể hơn, đai trên cùng và mặt vỏ sẽ bắt đầu bong ra khỏi đai ở phía dưới và phần còn lại của vỏ. Khi quá trình bong tróc bắt đầu, lực ly tâm được tạo ra trong quá trình bánh xe hoạt động sẽ khiến lớp vỏ bong ra dài ra thêm.
Ở phương diện của người lái, chiếc xe hầu như không có sự khác biệt rõ ràng nào cho đến khi mặt vỏ bắt đầu va vào lòng dè chắn bùn ở chỗ TRÓC/LỘT MẶT VỎ. Âm thanh va chạm này ngày càng to hơn và nhanh hơn cho đến khi mặt gai tách hoàn toàn ra khỏi vỏ. Mặt vỏ khi va đập sẽ tạo ra lực cản, làm thay đổi rất ít vectơ di chuyển của xe. Kể từ thời điểm này, toàn bộ vụ tai nạn do tróc mặt vỏ có thể chỉ diễn ra trong hai giây!
Với độ ổn định theo phương ngang bị tổn hại nghiêm trọng, vỏ xe sẽ bị lệch hoặc bị kéo sang một bên như thể phần đuôi xe (đuôi cá) bắt đầu bị chệch hẳn về phía vỏ bị tróc mặt gai.
Mặt gai vỏ có liên quan đến phần cao su theo chu vi nó tiếp xúc với mặt đường. Khi vỏ xe bị mất mặt gai một cách nghiêm trọng (phần mặt gai bị tách ra khỏi phần thân chính của nó), áp suất của vỏ xe sẽ bị sụt xuống nhanh chóng, trong khi phần thân chính của nó vẫn còn nguyên. Và khi mặt gai vỏ bị tróc rời ra, sự mất cân đối của một cái vỏ bị tróc gai dù ở mức độ vừa phải hay quá mức đều sẽ khiến cho vỏ xe bị rung lắc, hoặc nhảy sốc trong khi vỏ vẫn còn đủ áp suất. Điều này sẽ dẫn đến tính trạng mất kiểm soát lái và cũng không thể đánh lái để rẽ an toàn được.
NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NỔ VỎ HOẶC TRÓC/LỘT MẶT VỎ
Qua phân tích, chúng ta nhận thấy tác nhân dẫn đến tình trạng NỔ VỎ hoặc TRÓC/LỘT MẶT VỎ là do nhiệt độ quá sức chịu đựng của vỏ xe, trong đó nhiệt nội sinh có ảnh hưởng lớn nhất.
NHIỆT ĐỘ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VỎ XE KHI VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO?
Khi vỏ lắp vào xe, nó sẽ chịu những nguồn nhiệt sau khi vận hành:
-
Nhiệt độ của môi trường, khí hậu, thời tiết.
-
Nhiệt độ của mặt đường.
-
Nhiệt độ sinh ra do vỏ xe thường xuyên ma sát với mặt đường.
-
Nhiệt độ sinh ra do rà thắng, phanh gấp thường xuyên - điều này sẽ tác động và ảnh hưởng nhiều khi xe đi đường dài, chạy nhanh, hoặc khi trên tuyến đường đi có đông xe, khiến chúng ta phải thường xuyên phanh, rà thắng và đánh lái.
-
Nhiệt độ do bên trong vỏ sinh ra trong quá trình hoạt động - còn gọi là nhiệt NỘI SINH. Khi vỏ xe hoạt động, cao su và các thành phần - các lớp bố nylon, bố thép,… - sẽ đàn hồi uốn gập liên tục để thực hiện các chức năng của mình do đó sẽ sinh ra nhiệt độ nóng lên từ bên trong. Trong những loại nhiệt độ trên thì nhiệt nội sinh là loại nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng vận hành và sự an toàn của vỏ xe nhiều nhất, đồng thời nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến áp suất của vỏ xe. Điều cần nói ở đây là tất cả các loại xe thông thường hiện tại không có thiết bị để theo dõi loại nhiệt độ này nhưng điều may mắn là nó ảnh hưởng trực tiếp và rõ ràng đến áp suất của vỏ xe, mà áp suất thì chúng ta có thiết bị để theo dõi được.
Khi chúng ta di chuyển trên những tuyến đường dài liên tục mà không dừng nghỉ, đặc biệt là trên những tuyến cao tốc với tốc độ cao thì nhiệt độ mà vỏ xe phải chịu đựng sẽ càng khắc nghiệt hơn.
Khi nhiệt độ tăng cao, nhiệt độ bên trong các thành phần của vỏ xe sẽ còn cao hơn nữa, đến một giới hạn nó sẽ khiến cho các thành phần bị bong tách ra - cao su không còn dính với các sợi bố, đai thép, … nữa - khi đó phần mặt vỏ sẽ dễ bị bóc tách ra khỏi thân vỏ, dẫn đến TRÓC/LỘT MẶT VỎ hay dễ dẫn đến NỔ VỎ.
NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ SINH NHIỆT CỦA VỎ XE?
1. Nóng vỏ do thói quen chạy “bốc”
Đạp ga cho “bốc” rồi thắng gấp; nhồi ga cho nhanh rồi rà, nhấp phanh quá nhiều hay lái xe nhanh, luồn lách nhiều có thể làm vỏ quá nóng và tăng thêm áp lực lên vỏ xe. Ví dụ, việc đạp phanh để tránh va chạm sẽ gây áp lực cực lớn lên cao su, khiến các thành phần bên trong vỏ tách ra nhanh hơn dự kiến. Nên kiểm tra vỏ xe của bạn xem có bất kỳ hư hỏng nào sau những trường hợp này hay không để tránh sự cố trong quá trình chạy xe.
2. Chạy vỏ “non hơi”
Vỏ non hơi có áp suất (PSI) thấp hơn mức khuyến nghị của nhà sản xuất sẽ khiến cho vỏ xe phải chịu đựng nhiều hơn, mức độ uốn gập của các thành phần cũng cũng trở nên khắc nghiệt và nặng nề hơn. Không những thế, nó còn khiến vỏ bị mòn nhanh hơn bình thường vì chúng không thể tối ưu hóa lực bám và kéo của xe. Duy trì Đúng và Đủ áp suất vỏ thường xuyên để tránh hư hỏng do lạm phát thấp. Bạn cũng nên trang bị cho xe mình bộ cảm biến áp suất vỏ TPMS để theo dõi và giám sát thường xuyên nhé!
3. Quá tải
Xe chở các vật dụng hoặc hành khách nặng hơn khả năng chịu tải của vỏ xe có thể gây ra áp lực không thể kiểm soát được lên vỏ. Nó có thể dẫn đến hiện tượng tăng nhiệt và phân bổ trọng lượng không đồng đều, có khả năng gây ra hiện tượng TRÓC/LỘT MẶT VỎ hoặc NỔ VỎ. Giảm thiểu rủi ro này bằng cách làm theo khuyến nghị về khả năng chịu tải của nhà sản xuất vỏ trên hông vỏ.
4. Những rủi ro do va chạm trên đường đi hay đánh giá quá cao khả năng của Vỏ:
Các yếu tố khác bao gồm đánh giá quá cao khả năng của Vỏ, bảo dưỡng Vỏ kém, hư hỏng do nguy hiểm trên đường, hư hỏng do va chạm, vết cắt lớn và vết thủng nhỏ cũng có thể góp phần làm hỏng cấu trúc bên trong của vỏ và phần gia cố đai thép. Việc NỔ VỎ ngay lập tức hoặc một thời gian sau đó có thể phá hỏng hiệu quả hoạt động và khả năng sử dụng của Vỏ. Và thế nào đi nữa, tất cả những điều này đều có thể làm hỏng vỏ, gây nguy hiểm cho người lái và những người đồng hành trên đường.
5. Sự “hao mòn” quá mức
Vỏ xe sẽ xuống cấp một cách tự nhiên theo thời gian, chủ yếu là khi bạn sử dụng ô tô trong thời gian hay quãng đường dài. Mặc dù hao mòn là không thể tránh khỏi nhưng bạn có thể ngăn ngừa tai nạn do TRÓC/LỘT MẶT VỎ hay NỔ VỎ bằng cách chỉ sử dụng vỏ trong số năm được khuyến nghị và thay chúng bằng vỏ mới khi cần thiết.
- Vỏ sử dụng quá lâu: vỏ đã sử dụng sau 03 năm sẽ hoàn toàn khác với vỏ được lưu trữ và bảo quản tốt trong kho 03 năm. Cho dù là bạn ít sử dụng xe và gai vỏ vẫn còn cao, nhưng khi đã gắn lên xe 03 năm tức là trong 03 năm đó vỏ xe đã ở trong tình trạng thường xuyên sử dụng: ma sát để bám đường, đàn hồi để giảm xóc, chịu tải mà nếu có đậu một chỗ thì nó cũng chịu tải cho toàn bộ chiếc xe của bạn rồi, tiếp xúc với môi trường, thời tiết, khí hậu, … khi ấy cấu trúc đã bị ảnh hưởng (suy yếu), cao su đã chai cứng, … nếu con số là 05 năm thì tình trạng này còn nghiêm trọng hơn nữa.
Do đó, sau 03 năm sử dụng, ngoài việc chạy xe không còn thoải mái, không còn bám đường thì nguy cơ bị TRÓC/LỘT MẶT VỎ cũng rất cao và không lường trước được, đặc biệt là khi chạy xe đường dài với tốc độ cao. Cao su khi chai cứng sẽ hấp thu nhiệt nhiều “ngậm nhiệt”. Không những thế nó còn khiến các thành phần bên trong vỏ tạo ra nhiệt nội sinh cao, dễ TRÓC/LỘT MẶT VỎ. Ngoài ra, phù dộp cục bộ là 1 hiện tượng của của tình trạng này, còn nặng hơn sẽ TRÓC/LỘT MẶT VỎ hay NỔ VỎ.
- Còn khi VỎ MÒN QUÁ thì sao?
Các rãnh trên mặt vỏ cũng đóng vai trò làm mát cho vì chúng nóng lên do ma sát ở tốc độ cao. Không khí lưu chuyển giữa các rãnh làm nguội cao su mặt vỏ liên tục. Khi vỏ mòn, không gian dành cho không khí sẽ ít hơn, do đó tác dụng làm mát sẽ ít hơn. Cuối cùng, vỏ có thể nóng lên vượt quá giới hạn chịu nhiệt độ và bị hỏng.
6. Chỗ Vá bị hỏng
Việc vá vỏ không đúng cách có thể dẫn đến hiện tượng TRÓC/LỘT MẶT VỎ hoặc NỔ VỎ. Lỗ vá không tốt sẽ khiến cho không khí bên trong vỏ bị rò rỉ dẫn đến tình trạng NON HƠI, không những thế, khi đó không khí sẽ lòn vào chỗ thủng không được xử lý tốt sẽ gây bong tróc các thành phần.
Theo các nhà sản xuất vỏ thì bạn nên thay mới khi vỏ đã bị thủng, vá chỉ là xử lý tạm thời. Còn với các chuyên gia có kinh nghiệm thì đối với những lỗ thủng có đường kính quá 6mm hoặc vị trí lỗ thủng ở 2 vai hoặc 2 hông vỏ thì tốt nhất là bạn nên thay vỏ mới. Ngay cả khi người vá vỏ có đảm bảo thì họ không thể lường trước và bao được trách nhiệm khi có vấn đề xảy ra đâu.
7. Lỗi của nhà sản xuất
Các nhà sản xuất vỏ xe đôi khi mắc phải những sai sót ngoài tầm kiểm soát của bạn, chẳng hạn như khi họ sử dụng vật liệu bị lỗi hoặc thực hiện các bước kiểm tra trong sản xuất không đúng cách.
Nghiên cứu cho thấy rằng phần lớn lỗi TRÓC/LỘT MẶT VỎ là do lỗi của nhà sản xuất (khi vỏ không bị thủng, không có chỗ vá lỗ thủng). Lỗi của nhà sản xuất vỏ có thể xảy ra khi những đai thép thiết yếu không được đặt phẳng (trình độ công nghệ), tạo điều kiện cho các túi khí hình thành giữa chúng. Những túi khí này cũng sẽ ngăn cản sự liên kết của các đai thép và trường hợp vỏ kém chất lượng có hỗn hợp cao su bị độn nhiều nên kém kết dính cũng vậy, nó sẽ dẫn đến tình trạng tương tự như một cái vỏ yếu ớt do hai lớp đai thép không hoạt động đồng bộ cùng nhau. Việc này có thể gây ra hiện tượng xẹp — hoặc tệ nhất là NỔ VỎ — khi đang di chuyển trên đường, điều này có thể gây nguy hiểm cho bạn và những người tham gia giao thông khác.
Đa số người lái xe chúng ta hiện nay chưa nhận thức được những hậu quả nghiêm trọng mà một vỏ xe bị lỗi hoặc kém chất lượng có thể gây ra. Vì vậy, hãy hãy cân nhắc khi chỉ nên mua vỏ xe từ các nhà sản xuất đáng tin cậy để tránh những khiếm khuyết có thể xảy ra và sản phẩm chất lượng thấp.
KHÁC BIỆT GIỮA VỎ CHẤT LƯỢNG KÉM & ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ VẬN HÀNH AN TOÀN THẾ NÀO?
1. VÒ KÉM CHẤT LƯỢNG:
Thường có giá bán rẻ do tiết giảm một số nguyên vật liệu, vỏ thiếu những vật liệu cao cấp để đảm bảo hiệu suất vận hành ổn định và hỗn hợp cao su cũng bị độn nhiều. Ban đầu mới mua bạn có thể sẽ thấy thoả mãn vì nó chạy êm hơn hẳn so với cái vỏ cũ mòn mà bạn mới thay ra, nhưng sau khoảng 10.000km bạn sẽ cảm thấy khó chịu và từ mức 20.000km trở đi thì hầu như tiếp tục sử dụng là một điều bất đắc dĩ. Cao su của nó nhanh trở nên chai cứng, khiến độ bám đường và cảm giác lái sẽ kém đi, không những vậy cộng với các thành phần cấu tạo của vỏ không đồng nhất sẽ khiến việc sinh ra nhiệt càng trờ nên nghiêm trọng khi bạn đi đường dài, liên tục với tốc độ cao, nó sẽ dễ dẫn đến TRÓC/LỘT MẶT VỎ hoặc NỔ VỎ.
Những loại vỏ này có thể là một lựa chọn cho việc đi lại ở cự li ngắn, tốc độ và cường độ hoạt động thấp như đi lại trong thành thị, mang tính giải pháp tình huống nhiều hơn vì giá của chúng thường rẻ và bạn không phải chuẩn bị ngân sách nhiều để chi trả khi mua. Nếu bạn có thói quen hay hỏi người bán là “có vỏ nào rẻ mà chạy êm mà ngon không?” thì đa phần là bạn sẽ mua phải loại vỏ này đấy.
2. VỎ CÓ CHẤT LƯỢNG ĐẢM BẢO hay CAO CẤP:
Trong thành phần cao su có các hợp chất làm chậm quá trình sinh nhiệt, như hợp chất Silica là một điển hình - nó hạn chế hấp thu và đồng thời giúp tản nhiệt nhanh. Bên cạnh đó hợp chất cao su ít chất độn hơn sẽ đảm bảo tốt tính năng đàn hồi của cao su, chậm lão hoá (hoá chai cứng, rạn nứt cao su); cấu trúc gồm các thành phần có sự liên kết tốt đảm bảo độ vững chắc cho toàn bộ vỏ, mặt chạy rộng trải đều giúp nhiệt độ phân tán nhanh; không những thế, thiết kế gai vỏ cũng giúp phân tán và giải nhiệt cho vỏ tốt ngay trên bề mặt gai của nó.
CÁCH NHẬN BIẾT KHI ĐANG CHẠY MÀ VỎ BỊ NỔ VỎ HOẶC TRÓC/LỘT MẶT VỎ?
A. VỎ NỔ:
Khi bạn nghe một tiếng nổ “bùm” từ xe của mình lúc đang chạy xe, bạn có thể đã bị NỔ VỎ rồi đấy. Khi vỏ bị nổ, ngay lập tức xe bạn sẽ bị chậm lại và đồng thời xe sẽ bị kéo lệch về bên vỏ bị nổ - có thể trái hoặc phải. Điều này có thể khiến chúng ta bị mất kiểm soát, rồi đâm ra hoảng hốt.
B. TRÓC/LỘT MẶT VỎ:
So với NỔ VỎ khi xảy ra mới biết, thì trường hợp TRÓC/LỘT MẶT VỎ chúng ta có thể phát hiện sớm trước khi trở nên nghiêm trọng.
1. Chỗ phồng lên hoặc bong bóng trên thành bên
Dấu hiệu nhận biết sớm là sự xuất hiện của các bong bóng hoặc chỗ phồng dọc theo hông vỏ, biểu thị những điểm yếu dưới bề mặt vỏ. Những vết phồng rộp này bắt đầu nhỏ nhưng ngày càng nổi rõ hơn khi mặt vỏ bong ra nhiều hơn.
2. Có thể nhìn thấy khoảng trống hoặc vết nứt giữa mặt và hông vỏ
Kiểm tra vỏ xe của bạn xem có vết nứt nào dọc theo bề mặt của chúng không. Hư hỏng này có thể cho thấy mặt vỏ đang bắt đầu tách ra, gây ra lực căng gia tăng và các hư hỏng khác cho toàn bộ bánh xe.
3. Rung lắc khi lái xe
Việc xe bị rung trong suốt quá trình lái, ngay cả ở tốc độ vừa phải, cho thấy các mặt vỏ của xe bạn đã bị tách ra. Nó thường bắt đầu như một cơn rung lắc khó nhận thấy nhưng dần dần chuyển sang rung lắc khi mức độ hư hỏng trở nên trầm trọng hơn, khiến bạn có cảm giác như bánh xe bị ảnh hưởng hầu như không được gắn vào xe.
4. Giảm lực kéo và khả năng xử lý
Như đã đề cập, mặt vỏ chịu trách nhiệm về lực kéo của xe bạn. Vì vậy, việc TRÓC/LỘT MẶT VỎ sẽ làm giảm khả năng xử lý và khiến vỏ dễ bị giảm sức bám và trượt ngang hơn. Nếu vỏ xe của bạn không bám đường, hãy kiểm tra chúng xem có dấu hiệu hư hỏng hay không để xác nhận xem có phải nguyên nhân gây ra hiện tượng TRÓC/LỘT MẶT VỎ hay không.
Tóm lại, chúng ta nên lưu ý các tiếng động hay sự rung lắc khác thường khi đi đường dài, đặc biệt là lúc chạy ở tốc độ cao trên cao tốc hay đường đèo dốc liên tục, kéo dài … để có thể phán đoán, phát hiện từ đó xử lý kịp thời, chuẩn mực và an toàn nhé!
LÀM SAO ĐỂ TRÁNH HAY HẠN CHẾ KHẢ NĂNG NỔ VỎ HAY TRÓC/LỘT MẶT VỎ?
Không cấp đủ áp suất khí cho vỏ hay không đảo vỏ có thể dẫn đến vỏ bị non hơi, xẹp, NỔ VỎ hay TRÓC/LỘT MẶT VỎ. Hãy:
- THƯỜNG XUYÊN CHĂM SÓC - BẢO DƯỠNG Vỏ xe như xe của mình ấy, điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tránh khỏi bị NỔ VỎ. Bảo dưỡng vỏ không chỉ là điều cần thiết để giúp bạn luôn an toàn mà còn giúp tiết kiệm tổng chi phí sở hữu và sử dụng xe nữa đấy: tiết kiệm nhiên liệu, nâng cao tuổi thọ vỏ và các bộ phận khác, nhất là luôn cảm giác an tâm, an toàn và thoải mái, …
- DUY TRÌ ÁP SUẤT VỎ PHÙ HỢP là quan trọng nhất để chăm sóc tốt vỏ xe của mình. Hãy kiểm tra, theo dõi áp suất vỏ thường xuyên và đảm bảo nó tuân thủ với khuyến nghị của nhà sản xuất xe cho xe của bạn. Bạn có thể tìm thấy thông tin này trên nhãn dán ở bệ cửa bên tài xế và được ghi rõ trong sách hướng dẫn sử dụng xe.
- THEO DÕI VÀ KIỂM TRA ÁP SUẤT vỏ khi thời tiết, nhiệt độ thay đổi đột ngột, đặc biệt là nên lưu ý khi di đường dài - chạy xe liên tục trên cao tốc, đèo dốc, … để chọn thời điểm và địa điểm dừng nghỉ hợp lý.
TRÁNH VÀ BỎ NHỮNG QUAN ĐIỂM SAI LẦM kiểu:
-
Vỏ non hơi 1 chút chạy sẽ êm hơn —> nó sẽ khiến vỏ mòn nhanh ở 2 mép ngoài, nhiệt độ vỏ tăng nhanh, kiểm soát lái kém, độ bám đường giảm, vỏ rất dễ bị tác động đâm, cắt, chém,…
-
Bơm HƠI THÊM CHO CĂNG VỎ để chạy ít hao nhiên liệu, vỏ lâu mòn hơn,… vỏ sẽ mòn nhanh mòn ở đỉnh, độ bám đường thấp, kiểm soát lái kém, vỏ dễ bị trượt khi tăng tốc - ôm cua, … thường chỉ cân nhắc bơm thêm hơi theo mức độ chở thêm người, tải thêm hàng, … nhưng phải trong khả năng chịu đựng cho phép của vỏ về áp suất và tải trọng.
- Bơm THÊM HƠI ĐỂ TRỪ HAO không phải mắc công bơm đi bơm lại nhiều lần: nó sẽ giống như trường hợp bơm vỏ quá căng.
- Bơm theo ÁP SUẤT ghi trên HÔNG VỎ hông vỏ ghi áp suất tối đa là mức áp suất vỏ có thể chịu đựng được (nó liên quan đến khả năng chịu tải của vỏ xe) đây không phải là mức áp suất tối ưu cho vỏ và xe của bạn, bởi vì cùng một kích thước vỏ nhưng nó có thể được sử dụng trên nhiều xe, mỗi xe lại có kích thước, trọng lượng, hiệu suất lái và công suất khác nhau, … Vì vậy áp suất vỏ tối ưu nhất cho xe bạn là áp suất của nhà sản xuất xe khuyến nghị như đã đề cập ở trên.
XỬ LÝ RA SAO KHI VỎ BỊ NỔ HOẶC TRÓC/LỘT MẶT VỎ?
NỔ VỎ có thể rất đáng sợ hay như TRÓC/LỘT MẶT VỎ có thể ở dạng tiềm ẩn, khó nhận biết nhưng mức độ nguy hiểm còn cao hơn cả NỔ VỎ! Khi điều này xảy ra, tài xế thường mất kiểm soát phương tiện của mình. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất cần ghi nhớ khi chẳng may gặp sự cố NỔ VỎ hay TRÓC/LỘT MẶT VỎ là GIỮ BÌNH TĨNH. Bạn sẽ cần duy trì quyền kiểm soát chiếc xe và bạn sẽ cần một cái đầu tỉnh táo để làm điều đó.
Nhưng, chính xác thì làm thế nào bạn có thể làm được điều đó?
Bạn nghe tiếng “Bốp” và xe bắt đầu lắc lư, hay khi có cảm giác rung lắc, tiếng động bất thường, hãy cố hết sức GIỮ BÌNH TĨNH.
Nghe có vẻ “ngược đời” phản lại trực giác của mình, phải cố gắng chống lại ý muốn hay phản xạ đạp phanh, hay điều chỉnh - đánh lái quá mức. Vì điều này có thể kiến chúng ta mất kiểm soát luôn cả chiếc xe.
Đừng hoảng loạn nhé, hãy bình tĩnh ghìm lại vô lăng và thực hiện trình tự những bước sau để có thể an toàn trong tình huống này và có thể kiểm soát tốt được tình hình:
-
Đầu tiên hãy giữ bình tĩnh. Đây cũng chỉ là 1 vấn đề cần xử lý khi lái xe thôi - nhưng nó ít khi xảy ra và không ai muốn nó xảy ra nên có thể khiến chúng ta không quen và lo lắng.
-
Giữ chắc vô lăng và từ từ điều khiển xe theo hướng bạn muốn đi. Tránh giật hoặc chuyển động nhanh vì chúng sẽ chỉ khiến việc lái trở nên khó khăn hơn. Hãy nhẹ nhàng với tay lái để đảm bảo đà về phía trước của xe
- Đừng đạp thắng/phanh vội. Nó có thể khiến bánh xe của chúng ta bị khóa lại và sẽ dẫn đến mất kiểm soát lái hoàn toàn.
-
Hãy mạnh dạn tăng ga một tí và tăng tốc nhẹ nhàng để tốc độ không bị tụt nhiều. Việc nhấn ga sẽ giúp xe ổn định hơn, giúp bạn lấy lại quyền kiểm soát. Nó cũng sẽ khiến bạn không còn bận tâm đến việc phanh và bẻ lái đột ngột.
-
Bắt đầu chạy chậm lại bằng cách từ từ và nhẹ nhàng “NHẢ” chân ra ra.
-
Bật đèn khẩn cấp để các phương tiện đang cùng lưu thông khác biết xe chúng ta đang có vấn đề,
- Quan sát (gương chiếu hậu) và chuyển dần sang làn đường phải và tấp vào lề hay làn khẩn cấp (trên cao tốc) khi thật an toàn, sau đó phanh nhẹ nhàng để dừng xe hẳn.
-
Xuống xe, đặt các cảnh báo xe đang dừng đỗ trên đường lưu thông,
-
Đổi vỏ sơ cua vào nếu bạn biết cách và có đủ không gian để thực hiện hiện một cách an toàn, còn không thì gọi hỗ trợ cứu hộ. Gọi ngay cho Công ty kéo xe cứu hộ nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ hay khó khăn nào hơn.
Như vậy NỔ VỎ hay TRÓC/LỘT MẶT VỎ là một dạng hư hỏng vỏ có thể xảy ra khi lái xe. Nguyên nhân là do áp suất không khí giảm đột ngột và nhanh chóng. NỔ VỎ hay TRÓC/LỘT MẶT VỎ thường liên quan đến vỏ bị xẹp, nhưng có sự khác biệt lớn giữa chúng.
Vỏ bị xẹp là do áp suất vỏ bị giảm dần, điều này giúp các cảm biến của hệ thống giám sát áp suất Vỏ - TPMS - có đủ thời gian để thông báo cho người lái xe về vấn đề. Trong khi đó, hiện tượng NỔ VỎ xảy ra chỉ trong tích tắc hay TRÓC/LỘT MẶT VỎ có thể ở dạng tiềm ẩn, diễn ra từ từ nhưng đều do sự tích tụ nhiệt và áp suất gây ra hỏng hóc, do áp suất vỏ đột ngột tăng vượt quá sức chịu đựng của vỏ (cấn, cắt chém, chở quá tải), dẫn đến tiếng nổ lớn và hư hỏng không thể khắc phục.
Hãy chọn mua vỏ của những thương hiệu uy tín, chất lượng và đừng ham vỏ rẻ tiền vì có thể chúng ta đang đánh cược với sự an toàn của mình đấy! Tạo thói quen thường xuyên quan sát, chăm sóc và bảo dưỡng vỏ nhưng những bộ phận khác của xe đặc biệt là đảm bảo áp suất vỏ luôn đủ và đúng để có thể phát hiện và xử lý kịp thời đảm bảo an toàn, không những thế nó còn giúp bạn tiết kiệm được nhiều khoản chi phí trong quá trình sử dụng nữa.
Nếu chẳng may gặp phải sự cố, hãy bình tĩnh và xử lý thật “Pro” như hướng dẫn trên để giữ an toàn cho mình và các phương tiện cùng giao thông khác Bạn nhé!