HƯỚNG DẪN CÁCH MUA VỎ XE ĐƠN GIẢN MÀ CHUẨN NHẤT.
Mục lục nội dung:
Bạn cần mua vỏ xe, nhưng liệu bạn có biết cách mua vỏ xe không? Đây là một hướng dẫn mua vỏ xe để giúp bạn hiểu cách vỏ xe được phân hạng và khác nhau như thế nào. Chúng ta sẽ tăng tốc dần những câu hỏi để tự hỏi mình trước khi bắt đầu mua, những câu hỏi để hỏi nhân viên bán hàng và cách đưa ra quyết định mua vỏ xe nào. Tuy nhiên, nếu bạn không muốn trở thành một bậc thầy về vỏ xe và chỉ muốn trải nghiệm mua vỏ một cách đơn giản nhất, lời khuyên của tôi là làm theo kiểu cổ hữu, truyền thống, cũ kĩ đó là đi đến một cửa hàng vỏ xe thay vì một đại lý xe hơi, nơi bán buôn - bán sỉ hay một xưởng sửa chữa.
Tại sao? Bởi vì cửa hàng vỏ xe bán nhiều vỏ xe. Họ cho bạn nhiều lựa chọn các thương hiệu và mẫu mã, và đó là những gì họ làm hàng ngày. Còn những nơi khác có lượng hàng ít hơn nhiều và có thể họ sẽ cố bán cho bạn những gì họ tồn trong kho so với những gì bạn cần mua.
1. Hướng dẫn mua vỏ - Hãy tự trả lời những câu hỏi này trước khi mua vỏ xe
- Bạn dự định tiếp tục sử dụng chiếc xe hiện tại bao lâu nữa? Nếu bạn sắp mua xe mới, bạn không cần loại vỏ xe mắc nhất với tuổi thọ gai vỏ dài nhất – điều này không có nghĩa là bạn mua vỏ đã qua sử dụng cũng được nhé, rất nguy hiểm!!! Vì sao, tôi sẽ có 1 bài viết riêng về vấn đề này.
- Bạn lái xe trên đường cao tốc với tần suất thế nào và bạn coi trọng độ yên tĩnh của vỏ bao nhiêu – lưu ý: đây là độ yên tĩnh của tiếng động – silent/ quiet >< Noisy – sinh ra bởi tiếng vang của vỏ khi tiếp xúc với mặt đường ở vận tốc cao, nó hoàn toàn khác với độ êm – smooth >
- Bạn có cảm thấy thật thoải mái với cái vỏ xe hiện đang xài không ? Nếu vậy thì hãy cân nhắc mua lại chúng. Nếu không, hay bạn nhàm chán với cảm giác hiện tại hãy nói với nhân viên bán hàng những gì bạn không hài lòng về vỏ xe hiện tại hoặc mong muốn thay đổi cảm giác khi lái là như thế nào.
- Xe Bạn có chở nặng không? Nếu có, thì bạn sẽ cần một vỏ xe đủ cứng cáp để giải quyết việc chịu tải nặng hàng ngày.
- Mức độ chịu chơi – chịu chi của Bạn để có được một chiếc vỏ tốt hơn? Bạn có thể thấy vỏ xe giá rẻ đăng bán nhan nhản khắp nơi, nhưng nó sẽ tiêu tốn của bạn nhiều hơn và nhiều thứ hơn trong thời gian dài. Bạn có dám chi nhiều hơn ở hiện tại để nhận được nhiều giá trị hơn cho mức độ chịu chơi của mình không?
- Bạn có sẵn sàng thực hiện một số tham khảo trên mạng trước khi đi vào cửa hàng vỏ xe không? Nếu có, bạn có thể lướt qua các kết quả kiểm tra độc lập và đánh giá từ những người mua vỏ xe khác.
2. Thông tin bạn cần nắm trước khi mua vỏ xe
Bắt đầu nhé! Mở cửa tài xế. Bên trong khung cửa, bạn sẽ tìm thấy nhãn của nhà sản xuất xe hơi liệt kê kích thước vỏ trên xe, cùng với loại vỏ, chỉ số tải (số) và chỉ số tốc độ (chữ cái). Nếu bạn muốn hiệu suất tương tự như khi mới mua xe, hãy mua vỏ cùng kích thước, loại, chỉ số tải và tốc độ.
Sau đó kiểm tra những gì bạn có trên xe của bạn. Và đây là những gì cần tìm trên hông vỏ: thương hiệu, mẫu gai, kích thước, loại, chỉ số tải và tốc độ, cũng như xếp hạng độ mòn, độ bám đường và nhiệt độ.
2.1 Đây là ý nghĩa của kích thước, loại, chỉ số tải và tốc độ và xếp hạng:
- Loại vỏ: P – xe du lịch, LT – Xe tải hạng nhẹ, T – Vỏ dự phòng tạm thời, ST – Xe moóc đặc biệt.
- 225: Chiều rộng vỏ xe – đo bằng đơn vị mm từ điểm rộng nhất của hông vỏ mặt ngoài đến điểm rộng nhất của hông vỏ mặt trong.
- Tỷ lệ hông vỏ: Tỷ lệ giữa chiều cao hông vỏ với chiều rộng mặt chạy của vỏ (vd: Chiều cao hông vỏ bằng 55% chiều rộng mặt chạy là 225 mm)
- Cấu trúc vỏ: Radial (R) – dạng bố tỏa tròn, Bias (D) – dạng bố chéo, Belted (B) – dạng bố chéo có lớp đai bọc dưới gai vỏ. Hiện nay phần lớn vỏ xe ô tô trên thị trường có cấu trúc radial (bố tỏa tròn).
- Đường kính la-zăng (mâm/ vành xe): Đường kính của la-zăng xe, đo bằng đơn vị inch.
- Chỉ số tải: Chỉ định số về trọng lượng lốp xe có thể chịu tải dựa trên bảng chỉ số tải tương ứng.
- Chỉ số tốc độ: Chỉ định số về tốc độ giới hạn an toàn tối đa của vỏ dựa trên bảng chỉ số tốc độ tương ứng.
2.2 Xếp hạng vỏ UTQG là gì?
Hệ thống xếp hạng phân loại chất lượng vỏ (UTQG) thống nhất được điều hành bởi Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Quốc lộ (NHTSA) của Hoa Kỳ. Sau khi thử nghiệm, vỏ xe được đánh giá xếp hạng về độ mòn gai, độ bám đường và nhiệt độ.
2.2.1 Xếp hạng độ mòn gai của vỏ xe có nghĩa là gì?
Đó là tuổi thọ dự kiến của gai vỏ so với vỏ xe ổn định được thử nghiệm trong nhiều điều kiện trên đường thử tiêu chuẩn trong một khoảng thời gian. Phần gai còn lại trên cái vỏ thử được đo lại, từ đó người ta suy ra tuổi thọ kỳ vọng của vỏ xe đó. Tuổi thọ kỳ vọng được chốt ở mốc 100. Vì vậy, một vỏ xe có xếp hạng độ mòn gai là 200 sẽ có tuổi thọ gấp đôi (đó là theo lý thuyết). Nhưng nó không hoàn toàn đơn giản như vậy bởi vì xếp hạng độ mòn không thể được sử dụng để so sánh vỏ xe từ các nhà sản xuất khác nhau – tức là không lấy hiệu vỏ A mang so sánh chỉ số này trên hiệu vỏ B – nó không có ý nghĩa bạn nhé!
Ví dụ, một vỏ xe General được đánh giá ở mức 400 phải dùng được lâu hơn gấp 4 lần so với vỏ General khác được đánh giá ở mức 100. Nhưng vỏ General được đánh giá ở mức 400 chưa chắc có thể sử dụng lâu 4 lần so với vỏ xe G.Y. được đánh giá ở mức 100. Để sử dụng xếp hạng độ mòn gai đúng cách, hãy so sánh tuổi thọ dự kiến của một vỏ xe với các mẫu vỏ xe khác được chế tạo bởi cùng một nhà sản xuất.
2.2.2 Đánh giá độ bám của vỏ xe có nghĩa là gì?
Xếp hạng độ bám của vỏ xe là một chỉ báo khả năng phanh của vỏ xe trên đường ướt. Xếp hạng độ bám bắt đầu tại mức cao nhất AA và đi xuống đến A, B và C. Hãy nhớ rằng xếp hạng độ bám chỉ áp dụng cho cách vỏ đó dừng trên đường ướt khi di chuyển theo đường thẳng. Nó không đánh giá độ bám của vỏ khi vào cua hay rẽ hướng.
2.2.3 Đánh giá nhiệt độ của vỏ có nghĩa là gì?
Xếp hạng nhiệt độ thể hiện khả năng của vỏ xe chống tích tụ nhiệt và khả năng tản nhiệt khi được thử trong điều kiện phòng thí nghiệm. Một lần nữa xếp hạng được đưa ra từ A đến C. Vì vậy, vỏ xe được xếp hạng A sẽ chạy mát nhất và vỏ xe được xếp hạng C chạy sẽ nóng hơn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là vỏ xe xếp hạng C là không an toàn đâu nhé!
3. Bây giờ thì bạn đã biết ý nghĩa của các thuật ngữ, bạn vẫn muốn biết nên mua loại vỏ xe nào chứ?
Cảm giác thông thường sẽ mách bạn rằng tôi muốn một vỏ xe có xếp hạng độ mòn cao nhất (khoảng 800), một độ bám AA và xếp hạng nhiệt độ A. Suy nghĩ chuẩn đó, nhưng tôi cần cảnh báo thêm 1 vài điều này:
3.1 Để có được tuổi thọ gai vỏ cao hơn, các nhà sản xuất vỏ dùng sử dụng loại cao su cứng hơn. Nhưng cao su cứng hơn sẽ không cho bạn nhiều độ bám đặc biệt là trên mặt đường băng – tuyết. Để cải thiện độ bám trong khi vẫn giữ được tuổi thọ dài hơn, các nhà sản xuất vỏ xe hiện nay sử dụng các hợp chất cao su mới hơn có chứa silica. Thêm silica vào cao su sẽ biến gai vỏ thành một cái gì đó giống như giấy nhám hơn. Và để cố định silica trong cao su, các nhà sản xuất vỏ xe phải sử dụng các chất liên kết đắt tiền hơn. Nói cách khác, vỏ xe có xếp hạng cao về độ mòn đồng thời cung cấp lực bám thượng hạng cũng là loại đắt nhất. Giờ thì phần nào chúng đã hiểu vỏ cao cấp và vỏ giá rẻ đã khác nhau ngay từ cái cơ bản nhất là thế nào rồi nhé!
Sắp tới, chúng tôi sẽ có một bài viết phân tích rõ với công nghệ tiên tiến ngày nay, các hãng vỏ lớn đã sản xuất thành công loại vỏ vừa bám đường tốt, cho cảm giác lái tuyệt vời nhất là khi ôm cua mà lại có tuổi thọ cao. Điều này cách đây tâm 10 năm là vô lý và nghe có vẻ như một sự quảng cáo quá sự thật. Nhưng hiện tại, các hãng đã tìm cách giải quyết tối ưu vấn đề này và gần như rất triệt để dựa trên nguyên lý rất đơn giản đó là độ bám đường và cảm giác lái tỉ lệ thuận với diện tích mặt vỏ tiếp xúc với mặt đường, từ đó người ta tìm cách tăng phần diện tích này tối ưu nhất để vỏ xe vừa bám đường tốt, cho cảm giác ôm cua tự tin, tăng số km sử dụng mà đặt biệt là tiết kiệm nhiên liệu tiêu hao xuống mức thấp nhất và đó cũng chính là những đặc tính của những loại vỏ cao cấp nhất hiện nay – giá mua có thể khiến ta cân nhắc nhưng nó đáng giá từng mét khi sử dụng.
3.2 Một cách khác để có được độ bám tốt hơn là sử dụng các thiết kế gai vỏ mạnh mẽ hơn với khoảng cách giữa các khối gai (rãnh gai chính) rộng hơn. Khoảng trống lớn hơn sẽ tích tụ tuyết nhiều hơn và tuyết-trên-tuyết cung cấp nhiều lực bám hơn so với cao su-trên-tuyết. Tuy nhiên, nhược điểm của kiểu gai mạnh mẽ là tiếng ồn. Các khối cao su lớn và các khoảng trống chạm vào mặt đường giống như khi bạn vỗ tay vậy – rãnh gai càng rộng, khi mặt vỏ tiếp xúc với mặt đường thì lượng khí bị nén lại càng nhiều, khi thoát ra thì càng kêu to. Ở những xứ lạnh, tiếng ồn thường không thành vấn đề trong mùa đông, nhưng nó lại gây phiền vào mùa hè khi bạn chạy ở tốc độ cao.
3.3 Một vỏ xe với nhiều đường cắt gai/rãnh nhỏ - rãnh hút - sẽ có hiệu suất tốt hơn trên các loại đường ướt và băng và giảm hiện tượng hydroplaning – trượt do ván nước/ trượt nước. Vai trò của của rãnh nhỏ - rãnh hút – như các mạch mao dẫn, dẫn nước rút khỏi trung tâm (đỉnh) của mặt vỏ và đẩy nước ra hai bên vai vỏ nơi mà lực ly tâm làm nước thoát ra. Cải tiến mới nhất trong rãnh hút gai vỏ là đường cắt dạng răng cưa như hình dưới đây.
3.4 Thiết kế vỏ xe mọi mùa all-season là một sự kết hợp giữa vỏ xe mùa hè và vỏ "tuyết" mùa đông. Vỏ này cung cấp độ bám tốt trên đường tuyết và băng, nhưng không được tốt như như vỏ xe mùa đông thực thụ. Ngoài ra, chúng cho độ bám tốt và tiếng ồn thấp trên đường khô, nhưng chúng không yên tĩnh (noise – tiếng động) như vỏ xe mùa hè. Không gì có thể đánh bại một vỏ xe mùa đông chuyên dụng về độ bám trên mặt đường tuyết và băng va điều này thường là ở xứ lạnh bạn nhé!
3.5 Bảo hành tuổi thọ gai vỏ gần như là vô nghĩa. Để thực sự có được bảo hành gai vỏ, bạn sẽ phải chứng minh rằng mình luôn duy trì áp suất vỏ xe như nhà sản xuất xe khuyến nghị, đảo vỏ theo lịch của nhà sản xuất vỏ, thay hệ thống treo và thanh giằng đúng hạn và giữ cho chiếc xe không lệch thước lái – căn chỉnh thước lái/độ chụm. Ngay cả khi bạn có thể chứng minh được những điều đó, bảo hành của gai vỏ đều tính theo tỷ lệ, có nghĩa là nếu bạn đã sử dụng hết 80% gai vỏ, bạn sẽ chỉ nhận được 20% giá niêm yết của vỏ thay thế. Bảo hành vỏ xe thể hiện sự tự tin của nhà sản xuất đối với vỏ xe họ làm ra, nhưng bạn không thể đem bảo hành này ra làm việc với ngân hàng.
Kết luận, đây là cách để quyết định mua vỏ:
Mua một thương hiệu vỏ xe có tên tuổi, thương hiệu – vì các hãng nhỏ lẻ, tư nhân ra đời để sản xuất các loại vỏ cạnh tranh về giá cả. Các nhà sản xuất vỏ xe sử dụng các kiểu gai vỏ cũ hơn để kéo dài thời gian sử dụng khuôn vì tiền thiết kế, thử nghiệm và làm 1 khuôn vỏ mới rất đắt. Thêm vào đó, họ sử dụng các hợp chất cao su rẻ hơn. Phần tồi tệ nhất của các hãng vỏ này là bạn không thể thay nó khi cần nếu bạn rời khỏi địa phương và không thể tìm thấy một đại lý có bán thương hiệu đó.
Nên mua loại vỏ xe tốt nhất trong khả năng của bạn. Các loại vỏ xe cao cấp thường có giá cao hơn khoảng 20% -30% so với vỏ thông thường, nhưng chúng có thể sử dụng lâu gấp đôi và cho cái mà ở bạn luôn mong muốn đó là sự trải nghiệm tự tin, cảm nhận lái chân thật, cùng phản hồi và khả năng điều khiển linh hoạt nhất.
Xem thêm bài viết tường tận về loại vỏ có giá rẻ và loại vỏ cao cấp được làm ra như thế nào???