MỘT SỐ LÝ DO KHIẾN BÁNH XE MÁY RUNG LẮC, NGƯỜI DÙNG NÊN BIẾT ĐỂ KHẮC PHỤC
Mục lục nội dung:
Bánh xe máy rung lắc khi di chuyển là một trong những vấn đề mà người đi xe máy thường gặp phải sau một thời gian sử dụng xe, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, do đó người dùng nên biết để khắc phục.
Bất chấp ô tô ngày càng phổ biến và gia tăng, tại những quốc gia như Việt Nam, Indonesia… xe máy hai bánh vẫn là thành phương tiện chính được đại đa số người dân lựa chọn để đi lại sinh hoạt, buôn bán hàng ngày. Vì vậy, xe máy cần được bảo dưỡng trong tình trạng tốt để đảm bảo an toàn và sự thoải mái cho người lái.
Bánh xe máy rung lắc là một trong những vấn đề người đi xe máy có thể thường xuyên gặp phải
Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, xe máy thường bị hao mòn, xuống cấp. Trong đó, bánh xe máy rung lắc là một trong những vấn đề người đi xe máy có thể thường xuyên gặp phải. Rung vỏ xe máy có thể khiến xe lắc lư, gây khó chịu khi lái xe, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho người lái. Thông thường vỏ, hiện tượng này thường xảy ra trên bánh trước xe máy. Có nhiều lý do khiến bánh xe máy bị rung lắc, làm cho xe máy bị chao, trong đó phổ biến nhất là 6 lý do dưới đây:
1. Vỏ xe lắp bị lệch
Nguyên nhân khiến bánh xe máy bị rung có thể là do lắp vỏ không đúng cách. Khi vành hoặc bánh xe được lắp không đúng cách, vỏ xe máy có thể bị lệch khi lái xe. Nếu gần đây bạn mới thay vỏ và vỏ bắt đầu bị rung lắc, tốt nhất nên mang xe đến tiệm sửa chữa để khắc phục, điều chỉnh lại vị trí của vỏ.
2. Mâm xe bị cong vênh
Nếu lắp vỏ đúng cách nhưng mâm bị cong vênh hoặc bị nứt cũng có thể khiến xe bị rung lắc khi lăn bánh. Nguyên nhân là do xe máy thường xuyên đi qua các đoạn đường xấu, gồ ghề, vỏ "non hơi" khiến lực tác động dồn vào mâm xe. Nếu mâm bị hư hỏng nghiêm trọng, không thể cân chỉnh, tốt nhất bạn nên thay mâm mới.
3. Áp suất vỏ không đảm bảo
Áp suất vỏ cũng là yếu tố quan trọng tạo nên sự ổn định của bánh xe máy. Áp suất vỏ quá cao sẽ làm giảm diện tích vỏ tiếp xúc với mặt đường, có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng của bánh xe. Ngược lại áp suất vỏ quá thấp, vỏ "non hơi" đặc biệt là vỏ trước cũng khiến xe di chuyển nặng nề và bị rung lắc. Mỗi chiếc xe máy hiện nay đều được thiết kế với một áp suất vỏ nhất định, do đó trong quá trình sử dụng hãy đảm bảo áp suất vỏ không quá cao hoặc quá thấp.
Trong quá trình sử dụng hãy đảm bảo áp suất vỏ không quá cao hoặc quá thấp.
4. Vòng bi xe máy bị mòn
Vòng bi là bộ phận giúp giảm lực ma sát lên các bộ phận khác nhau của xe máy, bao gồm cả bánh xe. Động cơ xe máy còn phụ thuộc vào vòng bi để truyền lực tới các bánh xe. Vòng bi hoạt động tốt sẽ mang lại trải nghiệm lái xe với ma sát và va đập tối thiểu. Nếu ổ trục bị hỏng hoặc mòn, hoạt động không ổn định cũng sẽ khiến xe bị rung lắc.
5. Vỏ xe bị thủng, hư hỏng
Vỏ bị thủng hoặc hư hỏng biến dạng cũng có thể khiến xe mất ổn định. Điều này có thể khắc phục dễ dàng bằng cách bơm căng vỏ xe. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng xe bị rung lắc. Ngoài ra, kích thước vỏ không phù hợp với thông số kỹ thuật của xe cũng có thể khiến vỏ bị rung lắc. Nếu nguyên nhân khiến bánh xe rung lắc là do vỏ xe bị hư hỏng, biến dạng thì bạn nên lựa chọn thay vỏ mới.
6. Giảm xóc trước gặp vấn đề
Nếu phuộc bị xì dầu, vỏ xe máy phía trước có thể có cảm giác rung lắc do giảm xóc không cân bằng
Giảm xóc hay phuộc xe máy là bộ phận có nhiệm vụ kết nối bánh xe với trục xe. Phuộc xe máy có chức năng giảm chấn giữ cho xe êm ái hơn khi vận hành. Nếu phuộc bị xì dầu, vỏ xe máy phía trước có thể có cảm giác rung lắc do giảm xóc không cân bằng. Mặt khác, nếu bơm quá nhiều dầu, dầu sẽ khó đi qua các lỗ nhỏ trên phuộc, khiến phuộc bị cứng và xe rung lắc dữ dội hơn.
Đó là một số nguyên nhân khiến bánh trước xe máy bị rung hoặc lắc lư. Nếu cảm thấy vỏ trước bắt đầu lung lay thì bạn nên tìm hiểu ngay nguyên nhân và khắc phục ngay để có thể lái xe an toàn.