Ô TÔ BỊ ‘BỒNG BỀNH’: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Mục lục nội dung:
Áp suất lốp không phù hợp, thành lốp mỏng hay hệ thống giảm xóc yếu, kém chất lượng… thường dẫn đến tình trạng ô tô bị "bồng bềnh", không ổn định khi vận hành.
Không ít trường hợp, khi lái ô tô di chuyển trên đường, người lái hay cả người ngồi ở các vị trí ghế trên xe có cảm giác khó chịu, bất an khi nhận thấy xe bị "bồng bềnh", thậm chí chao đảo, rung lắc. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Và làm thế nào để hạn chế, khắc phục?
Ô tô bị "bồng bềnh" do đâu?
Khi ô tô di chuyển, bánh xe chính là bộ phận tiếp xúc và tương tác trực tiếp với mặt đường. Chính vì vậy, nguyên nhân dẫn đến tình trạng xe bị "bồng bềnh" trước hết cũng sẽ bắt nguồn từ bộ phận này. Tuy nhiên, liên quan đến bánh xe cũng có nhiều chi tiết cần xem xét.
Ô tô bị "bồng bềnh" khi di chuyển trên đường là tình trạng rất thường gặp
1. Thành lốp mỏng
Trong đó, theo nhiều chuyên gia, thành lốp là chi tiết đầu tiên phải kể đến khi "bắt bệnh" cho ô tô bị "bồng bềnh". Bởi lẽ, thành lốp là bộ phận chịu gần như toàn bộ trọng lượng của xe. Do đó, nếu quá mỏng bộ phận này sẽ dễ bị xô lệch khi xe di chuyển trên đường. Từ đó dẫn đến việc nhiều ô tô gặp phải hiện tượng "bồng bềnh, chao đảo".
Đó là còn chưa kể đến việc lốp thành mỏng dễ dẫn đến nổ lốp. Khi chạy qua ổ gà, vì thành cao su của lốp mỏng, dễ bị kẹp giữa đường và gờ của vành la-zăng, điều này khiến vành la-zăng dễ bị cong hoặc trầy xước.
Ngoài ra, lốp thành mỏng sẽ ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát xe khi trời mưa hoặc chạy trên mặt đường trơn trượt.
Cách khắc phục: Thay lốp có thành dày hơn, lốp thành thấp. Do biên độ nhún ít hơn nên lốp thành thấp sẽ cho cảm giác êm ái, bớt bồng bềnh.
Cấu trúc các sợi bố của lốp General Grabber HT6 giúp ổn định thành lốp
Với nguyên nhân chính khiến xe bị 'bồng bềnh' là do thành lốp mỏng. EuroTyre xin gợi ý cho bạn General Tire Grabber HT6 là giải pháp giải quyết triệt để cho xe vì cùng thông số với lốp zin theo xe, cấu trúc sợi polyester cùng polyamide cao cấp của lốp giúp giữ ổn định cấu trúc hông lốp và đảm bảo xe chạy nhẹ, êm, tốI ưu hiệu suất hoạt động của xe.
2. Áp suất lốp
Tiếp đến, liên quan đến bánh xe, áp suất lốp cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến việc xe bị "bồng bềnh" lúc di chuyển. Áp suất lốp thấp hơn mức khuyến cáo của nhà sản xuất không chỉ gây mất an toàn, tốn nhiên liệu, gây mòn không đều và làm giảm tuổi thọ của lốp mà còn, dẫn đến khả năng bám đường của lốp giảm xuống và xe dễ bị nảy lên nảy xuống khi di chuyển qua những đoạn đường xấu khiến người dùng có cảm giác lái xe bồng bềnh, không ổn định.
Trong trường hợp lốp xe quá căng, lốp xe sẽ cứng hơn, khiến cho xe khó hấp thụ lực tác động từ mặt đường. Khi di chuyển qua ổ gà, cảm giác xóc nảy sẽ khiến trải nghiệm lái xe trở nên tồi tệ, khó kiểm soát và đồng thời tạo thêm áp lực cho hệ thống treo. Ngoài ra, lốp ô tô vốn được cấu thành từ các sợi bố cao su đan vào nhau, khi áp suất bên trong quá lớn, các sợi bố này sẽ bị kéo căng ra và dồn xuống vị trí tiếp xúc giữa lốp với mặt đường, nếu chạy trên địa hình không bằng phẳng có thể dẫn đến nổ lốp.
Bên cạnh đó, sự chênh lệch giữa áp suất của 4 lốp xe cũng khiến xe bị mất thăng bằng, lệch lái, khó kiểm soát.
Cách khắc phục: Thường xuyên kiểm tra áp suất lốp. Việc giữ cho áp suất lốp luôn đạt chuẩn giúp chủ xe tiết kiệm nhiên liệu và nâng cao trải nghiệm dùng.
Theo chia sẻ của một số chuyên gia, khi chạy đường xa, với tốc độ cao hoặc di chuyển ở nơi có nhiều ổ gà thì chủ xe nên bơm áp suất lốp cao hơn khuyến cáo của nhà sản xuất một chút, giúp xe có cảm giác đỡ bồng bềnh hơn và lốp ít bị phá khi đi vào ổ gà.
Ở một số mẫu xe SUV, có thể để áp suất lốp dưới mức quy định để giúp xe vận hành ổn định hơn. Tuy nhiên, cần giữ cho áp suất của cả 4 lốp bằng bằng nhau.
3. Giảm xóc yếu hoặc hỏng
Cuối cùng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng xe bị "bồng bềnh" cũng có thể đến từ bộ phận giảm xóc. Giảm xóc là một bộ phận quan trọng, góp phần giữ sự cân đối và ổn định cho xe khi chạy trên những đoạn đường xấu. Nhờ bộ phận này mà người ngồi trên xe sẽ có cảm giác thoải mái và êm ái hơn.
Nếu giảm xóc quá yếu sẽ không phát huy được công dụng dập tắt các dao động khi đi qua đường xấu, dẫn đến xe bị xóc và có cảm giác bồng bềnh.
Ngoài ra, nếu giảm xóc bị hỏng, chảy dầu, hỏng phớt...sẽ gây thiệt hại đến nhiều bộ phận khác của xe, làm ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm cũng như mức độ an toàn của hành khách.
Cách khắc phục: Do đây là bộ phận khá phức tạp và nằm bên dưới gầm xe, rất khó kiểm tra cụ thể; bạn nên mang xe đến garage hoặc đại lý ô tô để kiểm tra, sửa chữa hoặc thay mới.