NGUYÊN NHÂN HỎNG HÓC, GIÁ PHỤC HỒI PHUỘC VÀ BẢO DƯỠNG
Mục lục nội dung:
Phục hồi phuộc là một giải pháp đơn giản, tiết kiệm kết hợp với cách thức bảo dưỡng đúng kỹ thuật sẽ làm tăng tuổi thọ cũng như hiệu suất của phuộc nhún xe máy.
Phục hồi phuộc là một giải pháp tiết kiệm mà nhiều chủ xe tin dùng hiện nay khi phuộc bị hư hỏng. Phuộc nhún xe máy (hệ thống giảm xóc) là một bộ phận quan trọng, đảm nhận nhiệm vụ chống xóc cho xe, giảm rung và tăng độ bám đường cho xe, do đó khi bộ phận này gặp bất cứ vấn đề gì sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe. Nhận biết những dấu hiệu cơ bản, nắm được những nguyên nhân khiến phuộc xe bị hỏng giúp chủ xe sửa chữa và bảo dưỡng kịp thời.
1. Dấu hiệu nhận biết phuộc xe máy bị hỏng
Phuộc nhún là một bộ phận quan trọng của xe, vì phải hoạt động liên tục để đảm bảo an toàn cho người lái nên dễ bị hư hỏng. Ngoài ra, phuộc có cấu trúc tương đối phức tạp nên người điều khiển khó có thể phát hiện ra và để cho phuộc xe hỏng trầm trọng mới đem đi sửa chữa. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc phục hồi phuộc mà còn có nguy cơ buộc phải thay phuộc mới. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết bộ phận giảm xóc bị hỏng để người lái có thể kịp thời đem đi phục hồi phuộc.
1.1 Phuộc xe bị cứng, khả năng đàn hồi kém
Khi xe phải chở một trọng lượng lớn đi qua các điểm gờ hay ổ gà trên đường với tốc độ chậm thì đuôi xe xuất hiện hiện tượng bị giật văng và không ổn định. Đặc biệt khi di chuyển vào những cung đường xấu, người lái sẽ có cảm giác không êm ái, cứng và xóc nảy hơn bình thường. Nếu điều khiển xe trên quãng đường dài với một chiếc phuộc hư hỏng, thì người lái sẽ bị tê tay. Điều này khiến người điều khiển khó kiểm soát và dễ gây tai nạn.
Phuộc xe bị cứng, khó điều khiển là dấu hiệu nhận biết bộ phận giảm xóc bị hư hỏng
1.2 Phuộc xuất hiện âm thanh lạ
Khi di chuyển trên đường, nếu nhận thấy những âm thanh lạ như tiếng kêu “cót két”, “rè rẹt” phát ra từ phuộc nhún thì có lẽ bộ phận giảm xóc của xe đang có dấu hiệu bị hư hỏng. Đặc biệt, những âm thanh đó càng rõ ràng hơn khi xe đi vào cung đường xấu hoặc gờ giảm tốc.
1.3 Dầu bị tràn ra ngoài vỏ phuộc
Khi phát hiện cuối thân giảm xóc xuất hiện rỉ dầu bám ướt, thì chắc chắn phuộc nhún của xe bị hư hỏng trầm trọng cần phải sửa chữa và thay thế ngay.
1.4 Lệch tay lái
Tay lái mất cân bằng, bị lệnh là một trong những dấu hiệu khi phuộc nhún xe máy bị hỏng. Đặc điểm này hay xuất hiện ở dòng xe tay ga, khi điều khiển sẽ cảm thấy chao đảo, nghiêng hẳn sang một bên để lái làm cho việc vận hành di chuyển một cách khó khăn, nặng nề.
Phuộc có dấu hiệu bị hư khi xuất hiện hiện tượng lệch tay lái
2. Các nguyên nhân hỏng hóc của phuộc xe máy
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc hư hỏng phuộc nhún xe máy, bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và các yếu tố khách quan. Hiểu rõ những nguyên do để có những giải pháp phục hồi phuộc nhún hữu hiệu.
Nguyên nhân chủ quan xuất phát từ cá nhân người chủ sở hữu xe gắn máy, có thể kể đến như:
- Người lái cố tình hay vô ý để xe bị đổ, nghiêng hay điều khiển xe không cẩn thận dẫn đến va chạm thường xuyên. Điều này gây nên hiện tượng chảy dầu do phuộc nhún bị cong. Nếu không phát hiện kịp thời, phuộc sẽ bị hư hỏng trầm trọng.
- Xe bị bẩn, đất cát, sỏi đá bám vào bộ phận giảm xóc lâu ngày mà không được vệ sinh sẽ tạo nên âm thanh khó chịu và giảm hiệu quả hoạt động của phuộc nhún.
Phuộc nhún bị bẩn lâu ngày sẽ làm giảm hiệu suất hoạt động của bộ phận giảm xóc
- Để để xe lâu ngày ngoài trời mà không được che chắn cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng hư hỏng giảm xóc.
- Người điều khiển có thói quen chạy xe ở tốc độ cao trên các cung đường không bằng phẳng sẽ tạo áp lực nén mạnh khiến phuộc hư hỏng nhanh chóng.
- Trở quá trọng lượng cho phép mà không chỉnh lại vạch phân cách tải trọng sẽ gây nên việc hư hỏng không đáng có.
- Chủ xe không chú trọng đến việc bảo dưỡng xe theo định kỳ nên phuộc không được thay dầu đúng hạn, dẫn đến hiệu suất giảm và gây ra hỏng hóc.
Bên cạnh những những nguyên nhân trên, phuộc nhún bị hư cũng chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan bên ngoài như:
- Tình trạng địa hình xấu, đường gồ ghề, nhiều ổ gà kiến cho bộ phận giảm xóc trước phải làm việc quá tải, dần dà làm giảm tuổi thọ của phuộc nhún xe máy.
- Nhiều người dùng (đặc biệt là người buôn bán) chở hàng hóa như muối hoặc có chất axit bị rò rỉ chảy xuống bộ phận giảm xóc cũng làm han gỉ và hư hỏng phuộc nhún.
Người buôn chở bao muối cũng vô tình gián tiếp làm hư hỏng phuộc xe
3. Giá phục hồi phuộc xe chi tiết
Trong trường hợp này phuộc bị hư nhẹ, chủ xe có thể chọn lựa sửa chữa, phục hồi phuộc. Giá phục hồi dao động từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng, phụ thuộc bộ phận bị hỏng của phuộc.
Một số trường hợp hỏng hóc quá năng, không thể sửa chữa. Chủ xe bắt buộc phải thay thế cả cụm phuộc nhún xe máy. Phí thay phuộc còn dựa vào dòng xe mà chủ tay lái đang sở hữu:
- Đối với xe số: chi phí thay thế cả cụm giảm xóc trước trên khoảng 1 triệu đồng, giảm xóc sau là 800.000 đồng.
- Đối với xe ga: thay thế cụm giảm xóc trước hết khoảng 1,5 triệu đồng và giảm xóc sau là 700.000 đồng.
4. Cách phục hồi phuộc xe máy mới nhất 2024
Khi phuộc bị hư hỏng nhiều chủ xe băn khoăn nên phục hồi phuộc hay thay mới. Việc này còn phụ thuộc vào tình trạng hư hỏng của phuộc nhún. Để phục hồi phuộc xe máy, chủ sở hữu nên lưu ý một số biện pháp sau:
- Thay dầu phuộc: mất dầu hoặc dầu chứa cặn bẩn có thể làm giảm hiệu suất của phuộc. Vậy nên hãy kiểm tra mức dầu trong phuộc và thay dầu nếu cần thiết. Tuy nhiên, việc thay dầu cần phải có chuyên môn và sử dụng loại dầu phù hợp với phuộc xe máy.
- Thay các linh kiện hỏng: kiểm tra các linh kiện khác như lò xo, bộ giảm chấn, thanh trượt để đảm bảo chúng không bị hỏng hoặc mất hiệu suất. Nếu phát hiện các linh kiện bị hỏng, hãy thay thế chúng bằng linh kiện mới và chính hãng.
- Bảo dưỡng định kỳ: để duy trì hiệu suất và tuổi thọ của phuộc, hãy thực hiện bảo dưỡng định kỳ. Điều này bao gồm việc kiểm tra và thay dầu đúng hạn, vệ sinh các linh kiện và kiểm tra trạng thái tổng thể của phuộc.
Thay thế các linh kiện bị hỏng là một cách để phục hồi phuộc thay vì lắp phuộc mới
5. Hướng dẫn bảo dưỡng phuộc xe máy đúng kỹ thuật
Phuộc xe máy hư hỏng sẽ gây ra những tình huống bất ngờ, khiến người lái khó kiểm soát khi tham gia giao thông. Việc bảo dưỡng và phục hồi phuộc nhún khá đơn giản nếu người lái chú ý những điều sau:
- Rửa xe thường xuyên, tránh để xe quá bẩn, đặc biệt vệ sinh kỹ bộ phận giảm sóc
- Không nên chở quá trọng tải cho phép, lưu ý sử dụng vạch thay đổi trọng tải khi chở thêm người hoặc hàng hóa nặng phía sau.
- Hạn chế di chuyển với tốc độ cao trên những cung đường xấu
- Dùng đúng chủng loại dầu cho giảm xóc, tránh việc dùng dầu động cơ thay thế.
- Để phát hiện và khắc phục sự cố kịp thời, nên thực hiện bảo dưỡng định kỳ ở khoảng một năm một lần.
Phục hồi phuộc là một giải pháp kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng phuộc nhún xe máy mà không cần thay bộ phận giảm xóc mới. Vì phuộc là một bộ phận quan trọng nên chủ xe cần phải hiểu rõ những dấu hiệu, nguyên nhân, nắm được các cách để vừa nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống phuộc nhún, vừa đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành xe.